Đáp ứng nhu cầu của độc giả Tự Học MMO về làm thế nào để kiếm tiền online hiệu quả, mình muốn giới thiệu tới bạn các khóa học kiếm tiền online uy tínchất lượng nhất hiện nay.
học kiếm tiền online
Bạn có thể tham khảo nhanh một số khóa học MMO và Digital Marketing chất lượng rất tốt giúp bạn nhanh chóng có nền tảng kiến thức, tự tin chiến 1 mảng MMO phù hợp nhất:

Chào cả nhà, nhân vụ nhà cung cấp StableHost gặp sự cố shutdown toàn bộ cụm server ở Singapore, khiến rất nhiều anh em kiếm tiền MMO gặp rắc rối vì trong thời gian đó, toàn bộ hệ thống website đăng ký tại các máy chủ đó sẽ không truy cập được.

Hiện nay, toàn bộ data từ Singapore đã được StableHost chuyển về Phoniex, Mỹ và tất nhiên tốc độ truy cập từ Mỹ về Việt Nam sẽ không thể nhanh bằng từ Singapore về Việt Nam.

Thực tế, nếu bạn kết nối DNS qua CloudFlare thì tốc độ truy cập vẫn tốt, còn nếu bạn không muốn dùng CloudFlare thì sao?

Có 2 cách để khắc phục tình trạng này:

  1. Mở ticket nhờ StableHost chuyển sang server Hong Kong.
  2. Hoặc nếu bạn có điều kiện có thể chuyển toàn bộ website từ StableHost sang một nhà cung cấp hosting khác cảm thấy tin cậy hơn.

Đối với cách 2), bạn có thể lựa chọn các nhà cung cấp hosting khác mà mình đã liệt kê trong bài viết này.

Hoặc vì 1 lý do nào đó mà bạn muốn di chuyển các website WordPress từ host này sang host khác như: đổi nhà cung cấp hosting, phí gia hạn hosting cao hoặc nhà cung cấp khác đang có ưu đãi cho khách hàng mới,….

Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác đầy đủ nhất

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chuyển toàn bộ dữ liệu website WordPress từ Host này sang Host khác của nhà cung cấp hosting khác mà không gây ảnh hưởng đến website.

//Hướng dẫn này có thể đã được chia sẻ rất nhiều trên Internet nhưng mình vẫn muốn cập nhật theo thời điểm mới nhất tính đến hiện nay 2020. Do đó, bạn hoàn toàn có thể áp dụng.

>> Xem thêm:

A. Các lưu ý trước khi di chuyển host cho website

1. Backup dữ liệu website: Nếu bạn chưa quen hoặc không có nhiều kiến thức, bạn cần làm đúng theo các hướng dẫn dưới đây.

2. Chuẩn bị:

  • 01 gói hosting mới có sẵn.
  • Thêm tên miền của website cần chuyển vào host mới.
  • Tại website hiện hành, bạn tắt các plugin cache và plugin bảo mật nếu có như: W3 Total Cache, Super Cache hay LiteSpeed Cache. Bạn cũng tắt luôn các plugin bảo mật ví dụ như iThemes Security, Wordfence…

3. Trường hợp bạn thấy khó khăn: Hãy chủ động liên hệ với support của nhà cung cấp hosting mới nhờ họ hỗ trợ chuyển host nhé.

Thêm tên miền vào host mới

Việc thêm tên miền mới về hosting có thể xảy ra ở 2 hình thức.

  • TH1: Bạn thêm tên mới vào host như là tên miền chính (primary domain) khi bạn đăng ký mua host mới.
  • TH2: Thêm tên miền vào host mới dưới hình thức Addon domains. Cụ thể là:

Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác đầy đủ nhất

Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác đầy đủ nhất

B. Hướng dẫn chuyển host cho website WordPress sang host mới

Việc chuyển hosting cho website/blog tức là bạn di chuyển toàn bộ mã nguồn & cơ sở dữ liệu (database) từ host cũ (dịch vụ lưu trữ website) này sang host mới khác.

Thông thường, việc di chuyển dữ liệu website khá dễ dàng và nếu không có gì bất thường, bạn có thể hoàn thành trong vòng 30 phút.

Có 02 cách để thực hiện việc chuyển hosting website:

  1.  Sử dụng plugin miễn phí Duplicator làm hoàn toàn tự động: Với những website nhỏ thì việc chuyển host diễn ra bình thường và không gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu website của bạn dung lượng lớn thì dùng plugin có thể gây ra một vài lỗi, có thể khó xử lý nếu bạn là người mới.
  2. Chuyển host theo phương pháp thủ công. Blog/ website của bạn vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường trong suốt quá trình, không ai có thể nhận ra được là bạn đang chuyển host. Chỉ sau khi hoàn tất việc di chuyển dữ liệu và cấu hình, bạn mới cần phải trỏ domain về hosting mới.

Bài viết này mình sẽ sử dụng cách chuyển host thủ công. Cách làm này dĩ nhiên không tiện lợi bằng Duplicator.

Nhưng đối với website đã có dung lượng tương đối thì sử dụng plugin Duplicator để tạo bản sao chép website thường hay bị lỗi.

ebook mmo cho người mới bắt đầu

Toàn bộ quá trình di chuyển host cho website/blog sẽ bao gồm trong các bước sau:

  1. Nén và tải về mã nguồn của website ở host cũ
  2. Sao lưu và tải về database (cơ sở dữ liệu) của website ở host cũ
  3. Upload mã nguồn lên host mới
  4. Tạo mới database và import database lên host mới
  5. Sửa thông tin database trong file wp-config.php ở host mới
  6. Trỏ tên miền về host mới

Bước 1: Nén và tải về mã nguồn ở host cũ

Bạn truy cập vào cPanel host cũ => File Manager

chuyển website wordpress sang host khác

Tìm đến thư mục chứa website cần chuyển, chọn Select All =Compress để nén toàn bộ mã nguồn.

*Thông thường khi bạn đăng ký tên miền chính cho gói hosting thì thư mục của website sẽ là public_html; nếu bạn đăng ký thêm tên miền phụ vào thì thường thư mục của website thêm vào đó nằm trong public_html (phụ thuộc vào domain root lúc bạn thêm tên miền)

chuyển website wordpress sang host khác

Một cửa sổ mới hiện ra, bạn chọn định dạng nén Zip Archive => Nhấn Compress File(s)

Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác đầy đủ nhất

Thông báo nén thành công như hình bên dưới. Chọn Close
chuyển website wordpress sang host khác

Tại thư mục của website sẽ xuất hiện một tệp tin nén .zip. Bạn chọn tập tin đó và nhấn Download để tải về máy tính.

chuyển website wordpress sang host khác

Vậy là bạn đã có toàn bộ file nén mã nguồn của website.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chuyển website WordPress sang tên miền mới

Bước 2: Sao lưu và tải về cơ sở dữ liệu của website ở host cũ

Tại cPanel của host cũ => phpMyAdmin 

chuyển website wordpress sang host khác

Chọn database của website cần chuyển, sau đó nhấn Export

chuyển website wordpress sang host khác

Nhấn Go (Thực hiện) để tải về một tệp tin .SQL

nền tảng thiết kế landing page

Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác đầy đủ nhất

Đến đây, bạn đã có toàn bộ dữ liệu của website rồi, đó chính là một file nén mã nguồnmột file database dạng .SQL

Đây cũng chính là cách sao lưu (backup) dữ liệu thủ công.

Bước 3: Upload mã nguồn lên host mới

Bạn đăng nhập vào cPanel của host mới. Vào mục File Manager, tìm đến thư mục của tên miền đã thêm vào host.

Nếu bạn sử dụng tên miền làm tên miền chính của host thì thư mục gốc là public_html.

Trường hợp bạn thêm tên miền vào host mới dưới hình thức add-on domain, bạn vào thư mục public_html sẽ thấy thư mục tên miền.

=> Chọn Upload

chuyển website wordpress sang host khác

=> Chọn Select File để tải lên file .zip mà bạn đã lưu trên máy tính ở bước 1).

Sau khi tải xong, bạn chọn Extract để giải nén file .zip này.

chuyển website wordpress sang host khác

Giải nén xong là bạn đã chuyển thành công toàn bộ mã nguồn của website sang host mới.

Sau đó, bạn nên xóa file zip đi cho đỡ nặng database.

chuyển website sang host khác

Bước 4: Tạo database trên host mới và upload database lên host mới

Để dữ liệu tại host cũ có thể hoạt động được trên host mới, ngoài mã nguồn bạn phải di chuyển database (nội dung bài viết, thiết lập,…).

Tại cPanel ở host mới => MySQL Databases để tạo một database mới.

chuyển website sang host khác

Ở mục Create New Database, bạn đặt tên cho database => nhấn Create Database.

Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác đầy đủ nhất

Kéo xuống mục Add New User => bạn tạo một User mới.

Đặt tên và mật khẩu cho User đó. Bạn nhớ lưu các thông tin này lại.

Nhấn Create User

chuyển website sang host khác

Di chuyển xuống phía dưới chọn User và Database mới tạo để cấp quyền truy cập, cho phép User truy cập vào database.

Nhấn Add

chuyển website sang host khác

Ở trang tiếp theo chọn ALL PRIVILEGES => nhấn Make Changes

Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác đầy đủ nhất

Tìm đến mục phpMyAdmin để upload lên tập tin database.

chuyển website sang host khác

Chọn đúng database bạn đã tạo trong bước 3, sau đó ở nhấn Import (Nhập).

Chọn Choose file để tải lên file .SQL mà bạn đã tải về máy ở bước 2, nhấn GO.

chuyển website sang host khác

Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác đầy đủ nhất

Thời gian Import nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ đường truyền và dung lượng của database của bạn.

Khi Import thành công bạn sẽ nhận được thông báo như hình dưới.

chuyển website wordpress sang host khác

Vậy là đã xong việc đưa mã nguồn và cơ sở dữ liệu về host mới rồi.

Lưu ý: Nếu database của bạn vài trăm MB hay vài GB thì hãy liên hệ nhà cung cấp host nhờ họ import cho bạn bằng lệnh.

Bước 5: Cập nhật thông tin database trong file wp-config.php ở host mới

Ở bước 2, khi bạn mang mã nguồn từ host cũ qua host thì tập tin wp-config.php vẫn còn mang thiết lập database ở host cũ.

Thông tin database này bao gồm hostname, database name, database userdatabase password không trùng khớp ở host mới nên bạn phải sửa lại cho đúng với thông tin database đã tạo ra ở bước 4.

Tại cPanel của host mới => File Manager, tìm tập tin wp-config.php ở thư mục mới giải nén ra trong bước 3.

Nhấn Edit

Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác đầy đủ nhất

Tìm đến các dòng sau để sửa lại:

Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác đầy đủ nhất

Trong đó:

  • DB_NAME: Tên database ở host mới.
  • DB_USER: Tên user của database ở host mới.
  • DB_PASSWORD: Mật khẩu của database user.
  • DB_HOST: Địa chỉ của MySQL Server. Nếu host bạn không có địa chỉ riêng dành cho MySQL thì giữ nguyên là localhost nhé.

Sau đó lưu lại.

Bước 6: Trỏ tên miền về host mới

Sau khi làm xong 6 bước trên, toàn bộ mã nguồn và database của bạn đã được copy sang host mới.

Tuy nhiên, website của bạn vẫn đang chạy trên host cũ vì tên miền vẫn đang trỏ về host cũ. Bạn cần trỏ tên miền của bạn tới DNS hoặc địa chỉ IP của host mới.

Nhưng đừng vội, hãy kiểm tra xem website bạn chuyển sang host mới có lỗi gì đã không rồi hãy trỏ tên miền.

Bạn tìm tới vị trí file host nằm ở: C:WindowsSystem32driverset.

Mở file host và thêm dòng sau vào file hosts:

123.45.67.89 domain.com

Trong đó, bạn sửa lại như sau:

  • 123.45.67.89: Địa chỉ IP của host mới. Bạn có thể xem trong mail khi mua host hoặc xem trong cPanel.
  • domain.com: Domain của bạn đã thêm vào host.

Sau khi kiểm tra website xong, nếu bạn thấy website không còn lỗi nữa thì hãy tiến hành trỏ tên miền về host nhé.

Lưu ý: Sau khi hoàn tất các bước như trên bạn cần cập nhật lại Permarlink bằng cách truy cập vào trang quản trị WordPress. Chọn Setting ->Permarlink. Nhấp Save Changes để cập nhật

Tổng kết

Trên đây là tất cả những bước cần thiết để bạn di chuyển 1 website WordPress thủ công sang host mới.

Tất nhiên, nếu bạn không muốn làm hoặc tránh mọi vấn đề xảy ra thì việc tốt nhất là bạn hãy liên hệ cho support của nhà cung cấp hosting mới, họ sẽ chuyển cho bạn free.

Nhưng nếu bạn thích học hỏi thì mình khuyên bạn nên chuyển host ít nhất một lần cho biết để hiểu thêm các khái niệm trong quản trị website WordPress.

Nhìn thì có vẻ nhiều bước lằng nhằng, nhưng nếu bạn làm vài lần thì chắc chắn sẽ thấy quen và thao tác nhanh thôi.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (21 votes)
Subscribe
Nhận thông báo
guest

23 Comments
Mới nhất
Cũ nhất
Inline Feedbacks
View all comments
ThuThuat.Org
ThuThuat.Org
1 năm trước

dụng lượng database lớn nó cũng hay lỗi bác à, cách này không khả thi đâu.

Huấn
2 năm trước

Cảm ơn Bạn. Hướng dẫn rất chi tiết và dễ hiểu.

huy huỳnh
huy huỳnh
2 năm trước

Bác dùng vps phải không ạ

huy huỳnh
huy huỳnh
2 năm trước

blog bác thành lập lâu chơi và theme của bác đang dùng là mua tại nhà sản xuất chính hãng phải ko á

Hieu
Hieu
2 năm trước

Hướng dẫn chỉ tiết cách trỏ tên miền sang host mới đi add, không làm được Bước 6, hoặc cho mình thông tin inbox giúp với. Xin cám ơn.

Hieu
Hieu
2 năm trước

Mình đang vướn ở bước vào trang quản trị. domainmoi.com/wp-admin thì nó lại vào trang login của domaincu.com/wp-admin và khi vào kiểm tra domainmoi.com chỉ vào được trang chủ, bấm vào link trong bài thì lại quay về domaincu, giờ làm sao vậy ad?

Trần Lê Quân
Trần Lê Quân
3 năm trước

cảm ơn bạn, bài hướng dẫn rất chi tiết và dễ hiểu. nhưng mình đang vướng một xíu, lúc mình bấm GO để nó import file sql thì nó vẫn báo là thành công nhưng structure k có gì cả……thế là lỗi gì nhỉ?

Thang
Thang
3 năm trước

Đây là bài viết chuyển hosting chi tiết và dễ hiểu nhất mà mình kiếm được. Cám ơn Tự học MMO

Sơn
Sơn
3 năm trước

cảm ơn Huy nhé, mình đã làm thành công

Duy
3 năm trước

Bài hướng dẫn rất chi tiết đã làm theo và thành công 😀
Có điều sau khi cài xong thì mình bị redirect về trang chủ ở host trước phải vô php chỉnh lại phần site URL với home mới được. Tks ad

Phạm Minh Lý
Phạm Minh Lý
4 năm trước

Cảm ơn AD nhiều nhé
Bài viết rất chi tiết, mình đã làm thành công

Mạc Nguyên
Mạc Nguyên
4 năm trước

BẠn cho mình hỏi là tại bước 4 mình có nhiều website thì làm sao biết database nào để chọn trong Bước 4 ạ. Vì nó hiện ra mấy cái database cơ ạ. Cảm ơn bạn

Huy
Huy
4 năm trước

Cho mình hỏi là website của mình là https thì cũng làm như trên luôn à bạn?

Chi Dung
Chi Dung
4 năm trước

Cảm ơn bạn. Chia sẻ rất hữu ích và chi tiết.
Chúc bạn nhiều thành công 🙂

An Ba
An Ba
4 năm trước

Cảm ơn Huy Lê hướng dẫn rất chi tiết!
Mình đã làm được các bước 1-2-3.
Đến bước số 4, lúc tải .SQL database lên host mới, thì có lỗi “MySQL said: #1064 – You have an error in your SQL syntax; check the manual that corresponds to your MariaDB server version for the right syntax to use near ‘PK’ at line 1”.
Nhờ Huy cho mình lời khuyên với. Cảm ơn Huy Lê rất nhiều!

Huy Lê
Huy Lê
5 năm trước

Website có cài chứng chỉ SSL ở host cũ. Nếu chuyển website này qua host mới thì có cần phải uninstall chứng chỉ SSL và xoá Plugin Really Simple SSL trước khi chuyển website từ host cũ qua host mới không ạ? . Good! cảm ơn bạn đã chia sẻ.

Quyên
Quyên
5 năm trước

Website có cài chứng chỉ SSL ở host cũ. Nếu chuyển website này qua host mới thì có cần phải uninstall chứng chỉ SSL và xoá Plugin Really Simple SSL trước khi chuyển website từ host cũ qua host mới không ạ?

Huy
Huy
4 năm trước
Phản hồi tới  Huy Lê

Kích hoạt lại SSL tức là cài từ đầu ấy à bạn