Chào bạn, phần lớn người làm Digital Marketing đều đã từng nghe đến hoặc đang sử dụng Google Search Console và Google Analytics.
Trong đó, Google Analytics chính là một trong những công cụ mạnh mẽ và hiệu quả nhất mà bất cứ người làm SEO, quản trị website hay các marketer đều phải sử dụng hàng ngày.
Việc sử dụng thành thạo, tận dụng tất cả các dữ liệu phân tích website từ Google Analytics sẽ giúp bạn tối ưu hóa trong việc phát triển nội dung website, tối ưu chiến lược marketing vô cùng hiệu quả.
Google Analytics là gì? Làm thế nào để cài đặt Google Analytics cho website?
Bài viết dưới đây, mình sẽ chia sẻ tới bạn thông tin cơ bản về Google Analytics. Đồng thời hướng dẫn chi tiết cách cài đặt Google Analytics cho WordPress mới nhất 2021.
>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Search Console
- Hướng dẫn sử dụng Hotjar để nghiên cứu hành vi người dùng trên website
//Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ tập trung hướng dẫn cách cài đặt Google Analytics cho website chi tiết dễ hiểu nhất. Vì vậy nên phần giới thiệu cũng như đi sâu vào tính năng, chi tiết hay công dụng của Google Analytics sẽ được mình chia sẻ trong các bài viết khác.
1. Google Analytics là gì?
Google Analytics (viết tắt là GA) là công cụ miễn phí 100% do Google phát triển và cung cấp, giúp thống kê và phân tích tổng thể các chỉ số liên quan tới luồng truy cập, theo dõi đối tượng, hành vi và chuyển đổi của người dùng trên website.
Theo Google giới thiệu: “Google Analytics cung cấp cho bạn các công cụ miễn phí cần thiết để phân tích dữ liệu về doanh nghiệp của bạn ở cùng một nơi, nhờ đó, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn.”
Ngoài ra, Google Analytics còn liên kết mạnh mẽ với các công cụ hữu ích khác như: Google Search Console, Google Ads.
Hiện nay, Google Analytics là 1 công cụ không thể thiếu đối với:
- Người làm SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
- Quản trị webmaster
- Nhà tiếp thị Marketer
- Chủ doanh nghiệp
Mình khuyên bạn: Việc đọc hiểu, nắm vững các thông số trong Google Analytics là vô cùng quan trọng đối với bất cứ 1 marketer chuyên nghiệp nào.
2. Tại sao website cần cài Google Analytics?
Google Analytics là công cụ hữu hiệu để phân tích được hành vi người dùng trên website, theo dõi số lượng traffic hàng ngày, thời gian người dùng ở trên website bao lâu,….
Google Analytics mang lại 2 lợi ích tuyệt vời nhất:
- Tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị
- Tối ưu hóa trang web tốt hơn
Dựa vào các chỉ số thống kê trong Google Analytics, bạn có thể phân tích và tối ưu hóa website, chiến dịch marketing sao cho hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số lý do tại sao mình khuyên bạn cần cài đặt Google Analytics cho website ngay bây giờ.
Nhờ tích hợp thêm Google Analytics vào website, bạn sẽ biết được:
- Thống kê truy cập tới website? Có bao nhiêu người đã truy cập website? Bao nhiêu khách đang truy cập (thời gian thực) website của mình? Traffic 1 tháng của web là bao nhiêu?
- Khách truy cập website sống ở đâu, độ tuổi nào, giới tính nào, sở thích gì?
- Khách thường truy cập vào thời điểm nào?
- Website có thân thiện với thiết bị di động không?
- Traffic của trang web tới từ những nguồn nào?
- Trang nào trên website được xem nhiều nhất? Hấp dẫn với khách nhất? Khách xem bao nhiêu trang trong 1 lần?
- Khách sử dụng thiết bị nào, trình duyệt nào để vào website?
- Thời gian trung bình mà họ ở lại trang web trong bao lâu?
- Có bao nhiêu khách truy cập đã chuyển đổi thành khách hàng?
- Khách truy cập chuyển đổi đi những nơi nào trên website? Họ thường thoát trang ở đoạn nào?
- Làm thế nào để cải thiện tốc độ trang web?
- Doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch marketing trên website là bao nhiêu?
- Khách hàng tương tác với chiến dịch marketing trên website (banner, popup, button, video,….) như thế nào?
Trên đây chỉ là 1 số ít những thứ mà bạn có thể khám phá được từ Google Analytics.
Ngoài ra, còn vô số những tính năng tuyệt vời trong Google Analytics mà bạn có thể khám phá thêm.
Đến đây có lẽ bạn đã rất muốn biết làm thế nào để cài đặt Google Analytics cho website WordPress rồi đúng không?
Ngay bên dưới đây mình sẽ giúp bạn thêm Google Analytics vào WordPress dễ dàng.
>> Xem thêm: 12 cài đặt WordPress cần thiết nhất sau khi tạo website
3. Hướng dẫn cài đặt Google Analytics cho website WordPress
Quá trình cài đặt Google Analytics cho website nói chung và thêm Google Analytics vào WordPress cơ bản khá dễ dàng và nhanh chóng. Thậm chí ngay cả nếu bạn không có kiến thức lập trình vẫn có thể cài được.
Các bước cài đặt Google Analytics cho WordPress diễn ra theo trình tự như sau:
- Đăng ký tài khoản Google Analytics
- Tích hợp mã tracking code Google Analytics vào website
- Kiểm tra lại website đã cài Google Analytics chính xác chưa?
3.1. Đăng ký tài khoản Google Analytics
Phần hướng dẫn đăng ký Google Analytics khá dễ dàng, bạn cần có 01 tài khoản Google hoặc Gmail.
Nếu bạn chưa có tài khoản Google nào, hãy tạo một tài khoản tại đây nhé: https://www.google.com/intl/vi/gmail/about/#
***Tips: Nên dùng 1 tài khoản Google chung cho việc đăng ký Google Analytics và Google Search Console, tiện việc kết nối giữa 2 tài khoản sau này.
Sau đó, bạn đăng nhập vào gmail và làm theo các bước sau (mình dùng giao diện tiếng Việt, bạn có thể chuyển ngôn ngữ từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt):
Bước 1: Truy cập link: https://analytics.google.com/analytics/web/provision/#/provision
Nhấn Thiết lập miễn phí để chuyển sang trang tạo tài khoản
Bước 2: Thiết lập tài khoản (Account)
Bạn tham khảo cách điền các thông tin như bên dưới:
- Tên tài khoản (Account Name): Bạn điền tên tài khoản, sau này có thể thay đổi được.
*Mình sẽ giải thích kỹ hơn về Tài khoản và Thuộc tính, cách đặt tên Tài khoản ở phần dưới.
Nhấn Tiếp.
Chọn mục Web – Đo lường các chỉ số của trang web => Tiếp
***Bạn muốn đo lường cái nào thì tích chọn cái đó, thông thường thì chọn web thôi.
Bước 3: Thiết lập thuộc tính (Property)
Bạn tham khảo cách điền của mình để thêm trang web vào Google Analytics:
Trong đó:
- Tên trang web: Tên thuộc tính đầu tiên của tài khoản Google Analytics này. Bạn có thể thêm nhiều thuộc tính khác tương ứng với các website khác.
- URL trang web: Điền chính xác URL. Nếu website bạn sử dụng giao thức HTTPs thì chọn đúng HTTPs, dạng có www hay non-www. Ví dụ: mình muốn cài đặt Google Analytics cho trang: https://tuhocmmo.com.
- Danh mục ngành: Bạn chọn lĩnh vực, chủ đề của website.
- Múi giờ báo cáo: Chọn múi giờ Việt Nam (GMT +7).
Nhấn Tạo.
Bạn tích chọn đồng ý với các Thỏa thuận điều khoản dịch vụ của Google Analytics + Điều khoản bổ sung áp dụng cho dữ liệu chia sẻ với Google
=> Tôi chấp nhận
Có 3 cấp bậc trên Google Analytics:
Account (tài khoản) => Property (thuộc tính) => View (chế độ xem).
- Tài khoản: là điểm truy cập vào Google Analytics.
- Thuộc tính: là trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động,…
- Chế độ xem: là điểm truy cập cho các báo cáo dữ liệu trên Google Analytics.
Bạn được phép tạo tối đa:
- 100 tài khoản Google Analytics trong 1 tài khoản Google.
- 50 thuộc tính trang web trong 1 tài khoản Google Analytics.
- 25 chế độ xem dưới thuộc tính của 1 trang web.
Sẽ có 1 số cách đặt tên Tài khoản và tên trang web (thuộc tính) như sau:
- Nếu bạn có 1 trang web, bạn chỉ cần 1 tài khoản Google Analytics với 1 thuộc tính trang web. Và có thể đặt tên giống nhau.
- Nếu bạn có nhiều trang web (dưới 50), bạn có thể gom chung vào 1 tài khoản để dễ quản lý hoặc tách ra làm nhiều tài khoản. Bạn nên đặt tên tài khoản là 1 đặc tính nhóm chung, và mỗi trang web là sẽ 1 thuộc tính. Ví dụ: mình đặt tên tài khoản là Huy Lê để quản lý 5 website riêng.
>> Xem chi tiết về phân cấp cấu trúc tài khoản Google Analytics tại đây.
Đến đây là bạn đã tạo tài khoản Google Analytics thành công.
Bước tiếp theo bạn cần cài đặt code Google Analytics vào website.
3.2. Chèn code Google Analytics vào WordPress
Ngay sau khi nhấn chấp nhận, Google sẽ cấp cho bạn 2 thông tin:
- Mã theo dõi: Google Analytics tracking ID. Đối với mỗi một Property mới được tạo ra, Google Analytics sẽ cấp cho bạn một ID tracking code dạng: UA-123456789-1. Tracking ID bắt đầu với UA, viết tắt của Universal Analytics, bộ số đầu tiên là mã tài khoản (123456789) và số cuối cùng là thứ tự thuộc tính liên kết với tài khoản GA (1).
- Tracking code (gtag.js): Mã Javascript theo dõi thẻ trang web toàn cầu. Google Analytics sẽ đo lường và thu thập thông tin dữ liệu từ website thông qua đoạn mã này. Mã gtag này là mã toàn cầu nên của mình cũng giống của bạn, chỉ khác nhau ở dòng UA-123456789-1 mà thôi.
Google nói rõ bạn hãy sao chép và dán mã này vào vị trí thẻ <head> của website.
Có 2 cách để bạn chèn code Google Analytics vào website:
- Cách 1: Chèn trực tiếp đoạn code này vào trong thẻ <head> </head> của website. Đây là cách chèn thông dụng nhất.
- Cách 2: Gắn mã theo dõi thông qua trình quản lý thẻ Google Tag Manager.
Mình sẽ hướng dẫn bạn cả 2 cách, bạn có thể lựa chọn cách nào phù hợp nhất.
Cách 1: Chèn code Google Analytics vào thẻ <head> của website
Đây là cách cài Google Analytics cho WordPress thông dụng và nếu mới bắt đầu, mình khuyên bạn nên làm theo cách này.
Bạn copy đoạn mã gtag.js trên và paste vào vị trí trước thẻ </head> của website cần theo dõi.
Tùy thuộc bạn xây dựng website trên nền tảng nào (WordPress, Blogger, Magento, code thủ công,…) mà sẽ có sự khác biệt trong cách chèn code Google Aalytics vào header.
Đối với web code thủ công, bạn có thể nhờ đội ngũ coder, thiết kế web hỗ trợ cài đoạn code này vào header website.
- Cách 1: Chèn Google Analytics vào WordPress thủ công. Bạn truy cập trang quản trị => Appearance => Editor => file header.php. Sau đó, copy mã và chèn vào trước thẻ </head> => Update file. Tuy nhiên nếu bạn là người mới, không rành code thì cách này hơi phức tạp và nguy hiểm.
- Cách 2: Dùng plugin hoặc theme hỗ trợ sẵn khu vực chèn. Bạn cài plugin Insert Headers and Footers và thêm code vào header dễ dàng. 1 số theme có phần nâng cao chèn code vào Header, bạn có thể tận dụng luôn.
*1 số plugin khác tương tự: Header and Footer Scripts, Header Footer Code Manager
Ngoài ra, bạn cũng có thể cài 1 trong 2 plugin này giúp bạn kết nối thẳng Google Analytics với WordPress mà không quan tâm quá nhiều tới code:
OK! Bạn đã cài đặt Google Analytics cho WordPress thành công rồi.
Bạn cần đợi từ 12 – 24 giờ để Google Analytics thống kê và bắt đầu hoạt động.
Sau đó, bạn có thể truy cập vào tài khoản Google Analytic để xem các báo cáo chi tiết.
Cách 2: Cài đặt Google Analytics qua Google Tag Manager
Đây là cách nâng cao, khá tiện lợi nếu bạn đã và đang dùng Google Tag Manager – trình quản lý các thẻ tag của Google – 1 trong những công cụ vô cùng hữu ích của Google.
Google Tag Manager là gì thì bạn tìm hiểu thêm tại đây nhé!
Bạn cần có 1 tài khoản Google Tag Manager, nếu chưa có thì bạn đăng ký miễn phí tại đây.
Ok, giờ chúng ta bắt đầu cài đặt Google Analytics bằng Google Tag Manager.
Bước 1: Tạo biến mới cài đặt Google Analytics
Bạn đăng nhập vào tài khoản Tag Manager
=> Không gian làm việc
=> Biến
Tạo Mới => đặt tiêu đề cho biến và chọn loại biến Cài đặt Google Analytics
Bạn điền Tracking ID vào mục Mã theo dõi => Lưu.
Bước 2: Tạo thẻ Google Analytics
Chọn mục Thẻ => Mới.
Bạn đặt tiêu đề thẻ (ví dụ mình đặt thẻ Google Analytics) và chọn loại thẻ Google Analytics: Universal Analytics
Chọn:
- Loại theo dõi: Lượt xem trang.
- Cài đặt Google Analytics: Chọn biến Mã Google Analytics bạn tạo bên trên.
Trình kích hoạt bạn chọn All Pages
Bạn nhấn Lưu.
Nhấn Gửi => Xuất bản => Tiếp tục
Việc cài đặt Google Analytics vào website thông qua Google Tag Manager đã xong.
3.3. Kiểm tra website đã cài đặt Google Analytics chính xác chưa?
Để kiểm tra xem mã Google Analytics đã hoạt động trên website chưa, có 2 cách:
Cách 1: Kiểm tra bằng extension Tag Assistant của Google
Bạn cài tiện ích Google Tag Assistant trên trình duyệt Chrome.
Sau khi cài xong, bạn truy cập website và nhấn vào biểu tượng màu xanh => click Enable.
Refresh F5 lại trang, sau đó click lại biểu tượng Tag Assistant.
Nếu hiện ra thẻ theo dõi màu xanh biển hay xanh lá cây như dưới với mã theo dõi UA-XXXXXXXX-Y thì bạn đã cài đặt Google Analytics thành công.
Cách 2: Xem báo cáo thời gian thực Realtime trên GA
Đơn giản nhất là bạn truy cập vào website của mình
=> Analytics
=> Thời gian thực
=> Tổng quan, xem đã có phiên truy cập chưa.
Nếu xuất hiện số lượng người đang truy cập như hình là bạn đã thành công.
3.4. Cài đặt thêm website khi đã có tài khoản Google Analytics
Nếu bạn đã có tài khoản Google Analytics rồi và muốn thêm website mới, bạn có thể thêm thuộc tính Tạo thuộc tính.
Sau đó thực hiện tương tự hướng dẫn tạo tài khoản Google Analytics trên.
3.5. Cách lấy mã Google Analytics
Để lấy mã Google Analytics và tracking ID, trong mục QUẢN TRỊ VIÊN => Thuộc tính
=> Thông tin theo dõi
=> Mã theo dõi
Với mã theo dõi Google Analytics này, bạn có thể gắn vào các website cần tracking theo dõi như: Landing page, Google Adsense,…
Tổng kết
Google Analytics là công cụ không thể thiếu với bất cứ website nào.
Trên đây là bài hướng dẫn cài đặt Google Analytics cho website WordPress, hy vọng bạn có thể dễ dàng thao tác và sử dụng Google Analytics ngay từ bây giờ.
Trong quá trình cài đặt GA, nếu bạn có gặp khó khăn gì? Hãy để lại bình luận phía dưới comment để mình và mọi người có thể hỗ trợ sớm nhất nhé.
Chúc bạn thành công!
*Nội dung bài viết được cập nhật mới nhất tại thời điểm viết bài 2020. Bài viết nằm trong chuỗi series Học Google Analytics độc quyền tại Tự Học MMO giúp bạn nắm vững kiến thức cũng như cách sử dụng Google Analytics.
Chuỗi kiến thức này sẽ rất phù hợp cho các bạn:
- Bắt đầu xây dựng website, blog. Chưa biết Google Analytics là gì? Bắt đầu làm quen với Google Analytics
- Chưa từng sử dụng Google Analytics trong SEO, trong Digital Marketing
- Đã cài đặt Google Analytics nhưng thực tế chưa hiểu hết cũng như các tính năng tuyệt vời của nó.
Nguồn tham khảo: https://support.google.com/analytics/answer/1008015?hl=vi
>> Tham gia ngay: Group SEOFun – Chia sẻ và trao đổi kiến thức SEO
nay phiên bản GA4 bắt update hết, vậy mình phải chuyển sang phiên bản mới dk admin ?
Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Mình sẽ áp dụng ngay với blog mới của mình.
em thấy có bản google analytics mới ga4 có nên nâng cấp không ads?
hiện tại Google Analytics áp dụng bản Beta ứng dụng và web rồi bạn
Chào anh Huy, em rất ấn tượng với các bài viết chia sẻ tại blog của anh. Em hiện tại muốn chuyển ngành sang lĩnh vực mmo, digital marketing nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Em đã cố đọc các bài trên blog của anh và các trang khác, tuy nhiên vẫn băn khoăn. Hy vọng anh Huy tư vấn giúp em với về nghề nghiệp ạ.
Khi mình gửi URL cho google share console để lập chỉ mục thì phần lập chỉ mục báo đã lập chỉ mục nhưng chưa gửi sơ đồ trang web thì khắc phục lỗi nào như thế nào vậy bạn. Tks
Bạn check lại sitemap xem đã cài đặt đúng chưa nhé!
Về ” cụm từ khóa chính” thì nếu tập trung vào một chủ đề như Youtube, thì “cụm từ khóa chính” trong mỗi bài viết nên có từ khóa Youtube ko bác?
Chưa hiểu ý hỏi của bạn lắm???
Ý là về việc SEO từ khóa ạ, mình có đọc là nên tập trung SEO vào từ khóa đó, việc tập trung nhiều bài viết về từ khóa SEO là ntn ạ.
Bạn có thể pm mình qua facebook để được tư vấn SEO rõ hơn! Hoặc nếu bạn muốn học SEO có thể trả phí cho mình 1 khoản, mình sẽ hỗ trợ bạn từ A-Z về SEO.
nếu mình chèn mã dạng UA-…. thì có cần chèn mã javascript nữa không bạn? theme mình nó có phần chèn Google Analytics ID
Nếu theme đã hỗ trợ phần chèn ID GA thì bạn có thể điền mã đó nhé, không cần code GA script nữa
Tks Huy Lê đã chia sẻ về google analytics
Chào ads, mình có cài Google Analytics theo như ads hướng dẫn, nhưng khi check bằng tag assistatnt thì vẫn báo lỗi, mong ads giúp đỡ
Huy cho mình hỏi pageviews với session thì thằng nào quan trọng hơn khi cần theo dõi thống kê Ga nhỉ?
cả 2 thông số đều rất quan trọng trong Digital Marketing và nên tối ưu cả 2 nhé Việt!
cho em hỏi, nếu em cài ga vào header rồi thì có cần cài qua tag manager nữa không ạ?
Không cần bạn nhé, nếu cài sẽ bị lỗi duplicate GA
Hướng dẫn cài Analytics chi tiết quá, rất cảm ơn ad. Chúc ad và blog ngày càng phát triển!
Cảm ơn Tuấn Anh, phần cài Google Analytics khá phổ thông, hầu hết ai cũng cần tự mình cài đặt khi quản lý 1 website