Đáp ứng nhu cầu của độc giả Tự Học MMO về làm thế nào để kiếm tiền online hiệu quả, mình muốn giới thiệu tới bạn các khóa học kiếm tiền online uy tínchất lượng nhất hiện nay.
học kiếm tiền online
Bạn có thể tham khảo nhanh một số khóa học MMO và Digital Marketing chất lượng rất tốt giúp bạn nhanh chóng có nền tảng kiến thức, tự tin chiến 1 mảng MMO phù hợp nhất:

Chào bạn, bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ tới các bạn đã, đang hoặc chuẩn bị tìm hiểu về công cụ Google Tag Manager (GTM) – 1 công cụ mà mình rất yêu thích – những kiến thức mà mình biết về Google Tag Manager.

Sau khi tiếp xúc và sử dụng Google Tag Manager vào công việc hàng ngày, mình nhận thấy đây là 1 công cụ marketing tuyệt vời, tiện dụng, hữu ích đối với dân Marketers.

Mới đầu, Google Tag Manager có lẽ là một công cụ khó hiểu và khó dùng với mình, và đại đa số các bạn chưa từng tiếp xúc với GTM. Tuy nhiên, sau khi biết tới và sử dụng công cụ này, mình thấy nó thực sự tuyệt vời, tiện dụng và đầy hữu ích đối với các bạn đang làm SEO hay dân Digital Marketers.

google tag manager

Google Tag Manager là gì? Google Tag Manager có tác dụng gì?

Tại sao bạn nên sử dụng Google Tag Manager khi làm Digital Marketing/ SEO?

Hy vọng bài viết tổng quan sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ Google Tag Manager là gì? các ưu điểm lợi ích tuyệt vời mà GTM mang lại.

//Google Tag Manager có 2 loại: cho website và cho App (ứng dụng). Trong phạm vi bài viết này, mình chủ yếu nói về Google Tag Manager dành cho website.

1. Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager (viết tắt là GTM/ Tag Manager) là trình quản lý thẻ (Tag) tập trung của Google. Nó cho phép người dùng quản lý và triển khai các thẻ Tags (tag JS/ tag HTML) ngay trong Google Tag Manager thay vì cài đặt trực tiếp vào website/ ứng dụng mobile.

=> Bạn cài đặt Google Tag Manager tại đây.

Để hiểu rõ hơn, bạn xem video giới thiệu tổng quan về Google Tag Manager dưới đây nhé:

Tag Manager là 1 công cụ online nằm trong hệ sinh thái nền tảng Marketing của Google (Google Marketing Platform), được ra mắt vào ngày 1/10/2012: “Tag 

management system to manage JavaScript and HTML tags, including web beacons, for web tracking and analytics” (Tạm dịch: “Hệ thống quản lý các thẻ JavaScript và thẻ HTML, bao gồm cả báo hiệu web, để theo dõi và phân tích website”.

google tag manager là gì

Theo định nghĩa đầy đủ từ Google:

“Google Tag Manager is a tag management system (TMS) that allows you to quickly and easily update measurement codes and related code fragments collectively known as tags on your website or mobile app. Once the small segment of Tag Manager code has been added to your project, you can safely and easily deploy analytics and measurement tag configurations from a web-based user interface.”

Tạm dịch là:

“Trình quản lý thẻ của Google là một hệ thống quản lý thẻ cho phép bạn cập nhật mã theo dõi và các đoạn mã liên quan trên trang web hoặc ứng dụng di động một cách nhanh chóng và dễ dàng. Sau khi thêm một đoạn mã Trình quản lý thẻ ngắn vào dự án, bạn có thể triển khai các cấu hình thẻ phân tích và đo lường từ giao diện người dùng dựa trên web một cách dễ dàng và an toàn.”

Tag Manager được Google phát triển chuyên biệt cho các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các mô hình doanh nghiệp lớn có thể tham khảo bản cao hơn là Google Tag Manager 360.

>> Bạn nên đọc:

2. Thẻ Tag trong Google Tag Manager là gì?

Thẻ Tag trong Tag Manager là đại diện cho 1 đoạn mã code (thường là mã JavaScript) được đặt vào website hay ứng dụng mobile để thực hiện 1 “hành động cụ thể” như thu thập thông tin (theo dõi, giám sát, đo lường).

ebook mmo cho người mới bắt đầu

Sau đó gửi cho bên thứ 3 (thường là Google Analytics, hoặc Google Ads, ngoài ra còn có Facebook, Twitter, Bing, Yandex, Hotjar,…), cho phép họ theo dõi, phân tích, xử lý các thông tin thu được từ website vào mục đích marketing nào đó.

Mình sẽ giải thích sơ bộ cho bạn dễ hiểu hơn:

Để 1 bên thứ 3 nào đó có thể theo dõi, đo lường bất cứ dữ liệu từ website, họ phải gắn 1 đoạn mã code của họ vào vị trí thích hợp trong source code của website (có thể trong thẻ <head>, thẻ <footer> hoặc thẻ <body>).

Ví dụ: Google Analytics muốn theo dõi tracking thì bạn phải gắn mã theo dõi Google Analytics vào website. Facebook muốn theo dõi chuyển đổi trên website thì phải gắn mã Facebook Pixel…. Google Ads muốn chạy tiếp thị lại (đeo bám quảng cáo Retargeting) thì cần gắn mã tiếp thị lại.

Từ giờ, tất cả các đoạn mã đó sẽ được gọi chung là các thẻ TAG và được quản lý cài đặt, kích hoạt theo 1 quy tắc do bạn đặt ra trong Google Tag Manager thay vì bạn phải cài trực tiếp vào website. Thằng GTM lúc này đóng vai trò là nơi chứa các thẻ, trung gian giữa website và bên thứ 3.

Nếu bạn không muốn dùng thẻ Tag qua GTM, bạn bắt buộc phải chèn các đoạn mã trực tiếp vào trong mã nguồn của website.

Trong GTM hiện nay có rất nhiều thẻ Tag, gồm 2 loại: thẻ mặc định được GTM hỗ trợ và thẻ tùy chỉnh HTML/ Image.

các loại thẻ tag trong google tag manager
Bạn có thể chọn rất nhiều thẻ Tag có sẵn trong Google Tag Manager

Ví dụ 1 số thẻ Tag được dùng phổ biến như:

  • Thẻ theo dõi website Google Analytics – Universal Analytics giúp track lượt xem, track các sự kiện,…
  • Thẻ theo dõi chuyển đổi Google Ads (Google Ads Conversion Tag).
  • Thẻ tiếp thị lại Google Ads (Google Ads Remarketing Tag), Facebook Pixel,…
  • Thẻ HTML tùy chỉnh, thẻ Image tùy chỉnh.
  • Các thẻ tối ưu chuyển đổi như: Crazy Egg, Hotjar Tracking Code, Google Optimize).
  • 1 số Tag của bên thứ 3 như: Hitstat, Kissmetrics, Twitter, Pinterest,…

Để xem toàn bộ các Tag mặc định trong Tag Manager, bạn xem chi tiết tại đây.

*Trong các bài viết tới mình sẽ giải thích rõ hơn về phần thẻ Tags, cũng như các thành phần của Google Tag Manager.

P/s: Vì sao Google Tag Manager gọi là thẻ (tag) mà không gọi là sự kiện (event)?

3. Google Tag Manager hoạt động như thế nào?

Dưới đây là ví dụ minh họa về vị trí của Google Tag Manager:

cách hoạt động của google tag manager
Mô hình hoạt động của Google Tag Manager. Nguồn ảnh: Internet

Mô hình trên có 3 bên:

  • Chủ thể nguồn dữ liệu Data Source: Nơi cung cấp các dữ liệu, thường là website/ mobile app.
  • Google Tag Manager: Đứng trung gian, nơi chứa các thẻ Tag (Java Script/ Tracking Pixel). Mỗi thẻ Tag thực thi 1 nhiệm vụ khác nhau tùy theo ý muốn.
  • Nguồn dữ liệu bên thứ 3: Thường là Google Analytics.

=> Các thông tin thu thập được từ website sẽ được chia sẻ với bên thứ 3 (Google Analytics) thông qua thẻ Tag quản lý trong Google Tag Manager.

Để rõ hơn về cách Google Tag Manager hoạt động, chúng ta cần hiểu thêm 1 số thuật ngữ (các bài tiếp mình sẽ chia sẻ rõ hơn):

  • Trigger: sự kiện kích hoạt, dùng để kích hoạt thẻ Tag (Fire Tag) đang hoạt động. Đây là 1 điều kiện/ cách thức do chúng ta đặt ra, và khi các điều kiện này đáp ứng thì ngay lập tức sẽ kích hoạt thẻ Tag trong GTM hoạt động. Có loại Trigger kích hoạt và loại Trigger chặn kích hoạt.

Các Trigger sẽ luôn luôn lắng nghe xem trên website có bất cứ sự kiện hay hành động nào của loại Trigger, nếu có nó sẽ ngay lập tức thông báo tới GTM để kích hoạt thẻ Tag tương ứng.

Trigger là một điều kiện hoặc cách thức cần phải thỏa để kích hoạt thẻ (tag) trong GTM. Nói nôm na là trigger sẽ thông báo cho GTM biết khi nào một tag được kích hoạt.
Trigger là 1 điều kiện hoặc cách thức cần phải thỏa mãn để kích hoạt thẻ (tag). Trigger sẽ thông báo cho Google Tag Manager biết khi nào một tag được kích hoạt.

=> Nguyên lí hoạt động của Google Tag Manager:

NẾU TRIGGER THÌ TAG ĐƯỢC GOOGLE TAG MANAGER KÍCH HOẠT

nền tảng thiết kế landing page

Tag muốn hoạt động thì Trigger phải xảy ra. Hơi khó hiểu đúng không?

Ví dụ cụ thể:

Mình cài thẻ Tag Google Analytics Universal Analytics để theo dõi số lượt xem trang (Page View) của website – mình đang muốn gửi thống kê số lượt Page View tới Google Analytics. Khi đó, mình sẽ chọn Triggers ở đây là loại kích hoạt Lượt xem trang trên Tất cả các trang All Pages.

Như vậy thì mỗi lần có khách truy cập xem website, xem bất cứ page nào thì Triggers sẽ thỏa mãn và Tag Google Analytics sẽ được kích hoạt, thống kê lại số lượt xem trang tăng dần. Các dữ liệu thu thập từ thẻ Tag này sẽ được gửi tới phần hiển thị/ thống kê trong Google Analytics để chúng ta có thể biết được.

Ngoài ra, có rất nhiều loại Triggers khác như: Nhấn nút mua hàng, click vào link, click vào button, điền form, đặt hàng thành công, tải tài liệu,…

>> Xem thêm: 50 công cụ SEO miễn phí tốt nhất dành cho người làm SEO

4. Google Tag Manager dùng để làm gì?

Mục đích chính của Google Tag Manager là:

Giúp các Marketers quản lý tất cả các đoạn code (được đại diện bởi thẻ Tag) sử dụng ở những mục đích khác nhau (tracking, conversion, remarketing, retargeting) một cách tập trung và đơn giản nhất.

Tất cả các thẻ/ code sẽ được tích hợp quản lý/ cài đặt/ thêm/ xóa/ nâng cấp… trong 1 giao diện quản lý duy nhất là Google Tag Manager Web Container.

Các thẻ Tag được cài đặt trong GTM trong 1 dự án của mình
Các thẻ Tag được cài đặt trong GTM trong 1 dự án của mình

Nôm na như này:

Thường 1 website có thể sẽ cần cài đặt rất nhiều các đoạn mã code (JavaScript/ HTML) khác nhau tùy theo mục đích khác nhau giúp người dùng theo dõi:

  • Thống kê dữ liệu người xem bằng Google Analytics.
  • Chuyển đổi Conversions.
  • Tracking các data trên website, hành vi người dùng trên website như: click chuột vào link, click vào nút nhấn button, tỷ lệ cuộn trang, số lần điền form, số cuộc gọi điện,…
  • Dữ liệu Retargeting, Remarketing khi chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Pixel, MGID Native Ads,…
  • Hỗ trợ triển khai A/B Testing bằng Google Optimize.
  • ….

Việc cài đặt quá nhiều đoạn mã khác nhau vào source code website vô tình khiến cho bạn khó quản lý, khó chỉnh sửa do rối rắm, gây chậm tải trang, và có thể dẫn tới xung đột lỗi code.

Điều này cũng đòi hỏi bạn phải có quyền quản trị website cao nhất (can thiệp được vào host/ mã nguồn website).

ưu điểm khi dùng google tag manager
Google Tag Manager quản lý các thẻ Tag tập trung, giải quyết vấn đề giữa các team Marketing và Dev Team

=> các bất lợi gồm: bảo mật website (chia sẻ quyền admin), dễ lỗi code, tốn thời gian đợi người hỗ trợ chèn mã.

=> Google đã tạo ra công cụ Google Tag Manager giải quyết ổn thỏa các vấn đề trên. Toàn bộ các đoạn code theo dõi, đo lường bạn có thể dễ dàng và linh hoạt sử dụng thông qua các thẻ Tag có sẵn/ tùy chỉnh ngay trong Google Tag Manager.

Ngay cả bản thân mình cũng vậy, cũng mới chỉ dừng ở mức biết sử dụng Google Tag Manager cơ bản, để khai thác được hết sức mạnh của Tag Manager thì bạn cần tìm hiểu khá kỹ.

Bạn cũng không cần phải can thiệp quá sâu hay chỉnh sửa trực tiếp gì đó vào mã nguồn của website/ app.

5. Ưu điểm khi sử dụng Google Tag Manager là gì?

Sức mạnh của Google Tag Manager là điều mà bất cứ bạn nào làm Digital Marketing hay SEO đều muốn biết.

Mình biết nhiều bạn không còn quá xa lạ gì với Google Tag Manager. Dù vậy cũng vẫn có khá nhiều bạn chưa tiếp xúc với Google Tag Manager, thấy nó khá rắc rối và khó dùng.

Thực tế mình cũng tiếp xúc với khá nhiều bạn thì hầu hết các bạn chỉ biết tới GTM hoặc sử dụng GTM ở level cơ bản, còn chuyên sâu thì hầu hết chưa.

Mình sẽ giải thích rõ cho bạn các lý do vì sao bạn nên dùng Google Tag Manager nhờ các lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại sau:

5.1. Đối với bạn làm Digital Marketing/ SEO

  • Theo dõi, đo lường: Google Tag Manager giúp theo dõi hành vi khách hàng, đo lường dữ liệu website, đo lường chuyển đổi, triển khai A/B Testing để phục vụ SEO, chạy các chiến dịch Digital Marketing, chạy quảng cáo Google Ads.
  • Cài đặt, quản lý thẻ dễ dàng và nhanh chóng: Bạn không cần phụ thuộc quá nhiều vào bên coder/ IT/ Developer mà vẫn có thể tự mình triển khai cài đặt các thẻ tag vào website theo mục đích mong muốn, bất kỳ lúc nào cần 1 các
  • h chủ động. Điều này sẽ giảm bớt sự phụ thuộc giữa bộ phận marketing và IT/ Developer, tiết kiệm thời gian hơn, luồng việc trôi chảy hơn. Đặc biệt khi bạn làm việc ở 1 công ty mà bộ phận marketing và bộ phận IT/ Coder/ Developer tách riêng, quy trình làm việc có thể lằng nhằng, tốn thời gian.
  • Hệ thống thẻ tag đa dạng và tập trung: Google Tag Manager hỗ trợ đa dạng các thẻ tag với mục đích khác nhau, thoải mái cho bạn sử dụng để phục vụ marketing. Bạn dễ dàng cài các thẻ như: track các link, nút bấm mua hàng, thêm giỏ hàng,… A/B testing, thẻ Google Analytics, thẻ theo dõi chuyển đổi Google Ads, thẻ Retargeting Google Ads,… cài Facebook Pixel, Hotjar, mã HTML,… gắn bao nhiêu tag cũng được. Nếu không có sẵn thẻ trong Tag Manager, bạn có thể thêm các thẻ tag tùy chỉnh. Điều quan trọng hơn là nhờ tập trung nên việc quản lý, cài đặt, thêm, xóa, chỉnh sửa, cập nhật các tags rất dễ dàng, trực quan và khoa học.
  • Đơn giản và miễn phí: Google Tag Manager hỗ trợ miễn phí gần như tất cả các thẻ, ngay cả khi bạn không quá rành về code thì cũng chỉ cần chèn duy nhất 1 đoạn code (gtm.js) vào website lúc đầu (có thể nhờ code/ IT). Về sau thì bạn chỉ cần thao tác toàn bộ trong Google Tag Manager để chỉnh sửa các thẻ mà không phải vọc vạch quá nhiều các đoạn code khô khan, rắc rối, tránh gây lỗi code cho website. 1 điều nữa là 1 số mã nguồn CMS khá rắc rối khi bạn muốn chèn code vào như Joomla, Haravan, Sapo, Shopify, hay code tay,… Thế nên chèn code thông qua GTM sẽ giúp ích rất nhiều.
  • Dễ dàng Import/ Export dữ liệu: Toàn bộ các thẻ được quản lý tập trung trong Tag Manager, bạn có thể xuất nhập dữ liệu dễ dàng.
  • Tránh ảnh hưởng tốc độ load của website: Trước đây khi chưa có Tag Manager, mỗi lần cần theo dõi đo lường gì đó thì bạn lại thêm 1 đoạn code JS vào mã nguồn web. Dẫn tới nếu cài quá nhiều mã, bạn khó quản lý/ chỉnh sửa mà website phải load nhiều file JS, gây ảnh hưởng lớn tới tốc độ tải trang, ảnh hưởng trải nghiệm người dùng, không tốt cho SEO hoặc có thể gây xung đột code. Giờ đây, bạn chỉ cần cài duy nhất 1 đoạn mã Google Tag Manager, còn sau đấy tất cả các thẻ đều thao tác tại Google Tag Manager.
  • Giao diện quản lý trực quan: Toàn bộ các cài đặt, thêm, sửa, xóa tag… cho đến preview xem trước của Tag Manager khá tiện lợi.

Tựu trung lại, có 2 ưu điểm tuyệt vời nhất mà Google Tag Manager đem lại:

  • Tiết kiệm thời gian, giảm phụ thuộc của Marketer vào Developer/ IT.
  • Không ảnh hưởng tới hiệu suất Performance của website.
dễ dàng cài đặt tag mới trong tag manager
Quá trình cài đặt thẻ Tag cực kỳ dễ dàng

Nếu bạn đang làm Marketer, bạn nên cố gắng nắm vững và sử dụng thành thạo Google Tag Manager sẽ là 1 lợi thế rất lớn cho công việc của bạn.

Trước đây, một website mình quản lý có thể gắn hơn cả chục loại code. Khi mình biết GTM và bắt đầu sử dụng Google Tag Manager thì đã đưa toàn bộ các đoạn code theo dõi ở website sang tối ưu thẻ trong Tag Manager. Điều này khiến website “sạch sẽ hơn“, vận hành trơn tru hơn, các chiến dịch Marketing mình triển khai cũng đem tới hiệu quả tốt hơn.

Kể từ khi có Google Tag Manager (GTM) thì việc gắn tag trực triếp lên website được giảm bớt rất nhiều. Thay vào đó là mình sẽ sử dụng các tag mặc định được tính hợp sẵn vào trong GTM như Google Analytics tag, Google Ads tag, Google Conversion tag,…

5.2. Đối với Web Developer/ Coder/ Webmaster/ Agency

  • Tránh ảnh hưởng tốc độ load website và lỗi code: Cái này thì như mình đã giải thích phía trên. Bạn chỉ cần chèn duy nhất code Google Tag Manager vào website, các thẻ khác đều sẽ tạo trong GTM nên không lo về lỗi code, chậm website.
  • Nâng cấp, thay đổi giao diện web dễ, nhanh chóng: Toàn bộ các thẻ/ code bạn quản lý trong GTM, nên khi update giao diện website hay thay đổi theme, bạn chỉ cần add lại mã GTM là xong. Sau đó thì check lại các thẻ 1 lượt nhanh chóng mà không phải mò mẫm từng đoạn code thủ công như khi chưa có GTM.
  • Linh hoạt cho khách: Đối với các bạn làm website cho khách, bạn chỉ cần cài mã GTM. Còn sau đó khách muốn thao tác thẻ gì thì sẽ làm trong GTM mà không phải phụ thuộc vào bạn quá nhiều. Hoặc nếu bạn là bên Digital Agency, việc hỗ trợ cài đặt theo dõi cũng dễ dàng linh hoạt qua GTM nếu cần.

>> Xem thêm: Hotjar là gì? Hướng dẫn sử dụng Hotjar để tối ưu CRO

5.3. Đối với doanh nghiệp, công ty

Sử dụng Google Tag Manager đem tới rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp vận hành, kinh doanh trên nền tảng website có quy mô vừa và nhỏ.

Các lợi ích có thể kể tới:

  • Triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả: Theo dõi hành vi khách hàng, triển khai A/B testing, đo lường chuyển đổi.
  • Quản lý số lượng lớn tag tập trung: phù hợp với các doanh nghiệp lớn, số lượng các tag nhiều thì việc quản lý tag tập trung trong GTM dễ dàng, khoa học.
  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp có thể tự triển khai các thẻ trong GTM mà không cần phải thuê người chuyên về lập trình/ kỹ thuật hay Developer/ Coder/ IT.
  • Giải quyết các vấn đề giữa các phòng ban: Các bộ phận Marketing và Developer/ IT sẽ làm việc trơn tru, dễ dàng hơn như mình đã giải thích trên.

Nhìn chung là còn rất nhiều lợi ích khác mà Google Tag Manager mang lại, sau khi sử dụng GTM chắc chắn bạn sẽ khám phá ra được rất nhiều cái hay mà ở đây mình chưa kể hết.


Mặc dù tuyệt vời là vậy nhưng GTM không phải không có nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của Google Tag Manager là bạn cũng phải khá vất vả nếu không am hiểu về lập trình code. Khi thao tác các thẻ tag, vẫn cần tới các kiến thức về marketing/ lập trình (hiểu về class/ ID/…).

Thế nên, nếu bạn yếu về lập trình, bạn nên phối hợp với bên Developer/ Coder để cùng cài đặt GTM sao cho hiệu quả nhất.

Hơn nữa, số lượng các thẻ cài đặt nhiều vẫn có thể khiến chậm tốc độ tải trang hoặc gặp vấn đề về xung đột nếu chúng được kích hoạt đồng bộ. Thế nên, bạn vẫn cần biết cách tối ưu khi cài đặt các thẻ sao cho hợp lý nhất. Điều này yêu cầu bạn phải hiểu rõ các thẻ trong GTM.

6. Một số câu hỏi thường gặp về Google Tag Manager

6.1. Google Tag Manager khác gì với Google Analytics?

Chắc chắn là khác rồi.

  • Google Analytics: Công cụ thu thập, phân tích các báo cáo dữ liệu trên website.
  • Google Tag Manager: Trình quản lý thẻ Tag tập trung và nó không thu thập dữ liệu. Nó chỉ đóng vai trò là nơi trung gian, chuyển dữ liệu từ Data Source tới Data Destination của bên thứ 3.

Google Tag Manager sinh ra với mục đích cung cấp thêm các dữ liệu đo lường, theo dõi cụ thể hơn, đầy đủ hơn và gửi tới Google Analytics để người dùng xem được.

Nếu chỉ đứng 1 mình thì bản thân Google Analytics vẫn có những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu, theo dõi chuyển đổi và các sự kiện tương quan trên website khi triển khai Digital Marketing. Mình ví dụ: thống kê số lượt click vào 1 banner hay click vào 1 internal link nào đó trên website…?

Công cụ Google Analytics Universal Analytics chỉ có tác dụng track các dữ liệu liên quan tới lượt xem trang, còn không có khả năng track tự động các sự kiện liên quan tới hành vi người dùng trên trang.

Khi đó Google Tag Manager cần tham gia vào để gửi dữ liệu sự kiện tới Google Analytics mỗi khi có hành động cụ thể từ người dùng.

track sự kiện mục tiêu trong google analytics
Hàng loạt sự kiện dễ dàng được tracking từ Google Tag Manager và báo cáo mục tiêu trong Analytics

Google Tag Manager có thể thay thế Google Analytics được không?

=> Câu trả lời KHÔNG!

=> Google Tag Manager và Google Analytics là đôi bạn song hành hỗ trợ, liên quan mật thiết tới nhau trong Digital Marketing.

Trên thực tế, Google Tag Manager và Google Analytics sẽ được sử dụng song song.

*Xem chi tiết phân biệt Google Tag Manager và Google Analytics tại đây.

6.2. Tôi không rành về code có dùng được Google Tag Manager không?

Có, tuy nhiên có thể bị giới hạn khi bạn muốn chỉnh sửa, cài đặt các tag nâng cao như: Enhanced Ecommerce Tracking,… bạn cần có kiến thức về HTML, DOM, JavaScript.

Giải pháp lúc này bạn có thể sẽ cần tới sự hỗ trợ của bên IT/ Developer.

6.3. Sử dụng Google Tag Manager có mất phí không?

Không. Google Tag Manager là công cụ marketing miễn phí 100%.

6.4. Tôi có thể học Google Tag Manager ở đâu?

Có rất nhiều nguồn tài liệu chia sẻ về Google Tag Manager, tuy nhiên đa số đều là nguồn Google và nước ngoài.

Mình recommend bạn 1 số nơi sau để học Google Tag Manager:

  • https://marketingplatform.google.com/about/tag-manager/features/
  • https://developers.google.com/tag-manager
  • https://www.optimizesmart.com/may-no-longer-need-google-tag-manager/
  • https://cxl.com/blog/
  • https://seriouslysimplemarketing.com/beginners-guide-google-tag-manager-digital-marketing-week-episode-33/
  • https://www.datadrivenu.com/google-tag-manager-tutorial/
  • https://www.analyticsmania.com/
  • https://www.simoahava.com/
  • https://www.youtube.com/channel/UClgihdkPzNDtuoQy4xDw5mA

Kinh nghiệm tốt nhất là bạn hãy dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, sau đó thực hành càng nhiều càng tốt sẽ nắm vững GTM rất nhanh.

Tổng kết

Hy vọng với bài viết tổng quan này giúp bạn hiểu rõ công cụ Google Tag Manager là gì? cũng như các lợi ích của nó trong triển khai SEO/ Digital Marketing/ chiến dịch Marketing/ Quảng cáo.

Trong các bài viết tới, mình sẽ giới thiệu rõ hơn về các thành phần trong Google Tag Manager, hướng dẫn cách cài đặt Google Tag Manager, cài đặt các Tag phổ biến.

Thực tế thì kiến thức về Google Tag Manager rất rộng và khá là khó, sức mạnh của nó thì quá tuyệt vời. Bản thân mình cũng chỉ ở mức cơ bản và mới ứng dụng được 1 phần rất nhỏ từ GTM.

Rất mong nhận được thêm các chia sẻ nâng cao hữu ích về Google Tag Manager từ bạn!

Bạn nhớ đừng quên đăng ký theo dõi các bài viết khác trong chuyên mục Series Học Google Tag Manager trên blog của mình để có thể tận dụng tối đa sức mạnh tuyệt vời của GTM trong Digital Marketing, SEO, Growth Marketers, kinh doanh online hay chạy các chiến dịch online Marketing trên nền website/ app.


*Cũng khá lâu rồi thì mình mới update bài viết mới. Thú thật là không phải là mình không muốn chia sẻ mà dạo này bạn rộn từ gia đình, con nhỏ rồi công việc ở công ty khá bề bộn.

Thế nên tần suất ra bài mới chia sẻ trên blog như anh em thấy nó cũng dậm chân tại chỗ. Anh em thông cảm và ủng hộ ^_^

*Bài viết tham khảo nguồn tổng hợp Internet. Mọi sao chép trái phép là vi phạm bản quyền bài viết.

5/5 - (3 votes)
Subscribe
Nhận thông báo
guest

2 Comments
Mới nhất
Cũ nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn Văn Đồng
Nguyễn Văn Đồng
3 năm trước

cho em hỏi em muốn track các tin nhắn trong live chat messenger của facebok cài trên website có được không ạ? mong ad hỗ trợ ạ

Thuần
Thuần
3 năm trước

cảm ơn anh rất nhiều